Điện ảnh dùng kiến trúc để kể chuyện
Điện ảnh – công cụ để sáng tạo và mô phỏng thế giới đã được các nhà làm phim sử dụng từ rất sớm. “Kiến trúc biết nói” hay “kiến trúc kể chuyện thay nhà làm phim” không còn là cụm từ quá xa lạ. Mạch phim là móc xích giữa không gian và thời gian, trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn bao giờ hết khi khán giả được trải nghiệm cùng nó.
The Genesis of cinema là một nghệ thuật bắt nguồn từ nhiếp ảnh – bằng cách tạo ra một chuỗi chuyển động ấn tượng, được các nhà làm phim chú trọng sử dụng trong việc sản xuất những bộ phim viễn tưởng. Thể loại phim viễn tưởng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và đồ họa máy tính. Những gì cần làm là sử dụng các mô hình ba chiều được thu nhỏ tỉ lệ, kết hợp với kiến trúc kỹ thuật số, các hiệu ứng đặc biệt và kết xuất chúng (render) thành sản phẩm.
Robot

Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Chicago trong thế giới tương lai vào năm 2035, thời đại mà robot phát triển phổ biến như một loại máy móc, có thể làm mọi việc giống như con người. Robot và con người chung sống hòa bình với nhau. Câu chuyện bắt đầu khi một cảnh sát không tin vào mối quan hệ hòa bình này, tiến hành điều tra tội ác được cho là thực hiện bởi những robot của công ty quyền lực US Robotics – sở hữu tòa nhà lớn nhất thành phố.

Bộ phim đã công chiếu được 15 năm, cho đến bây giờ vẫn là một hình ảnh sống động và nhắc nhở con người về một thế giới công nghệ phát triển. Có thể bây giờ chưa phải robot, nó là Smart phone. Các nhà làm phim đã sử dụng kỹ xảo tuyệt vời, sự kết hợp giữa đồ họa máy tính và kiến trúc trực quan mang đến tiếng vang lớn cho bộ phim thế kỷ này.
The day after tomorrow

Bộ phim miêu tả hiệu ứng khí hậu thảm khốc sau sự lưu thông Bắc Đại Tây Dương dựa trên cuốn sách The coming global superstorm của Art Bell và Whitley Strieber. Kết quả là thế giới bị đóng băng toàn bộ, mở ra một Kỷ băng hà mới.

Cảnh quan thành phố mang ngôn ngữ đặc trưng của New York, được tạo ra bằng đồ họa máy tính và kiến trúc kỹ thuật số, bị phá hủy hoàn toàn bởi thủy triều và đóng băng ngay sau đó, cho thấy một sự hư cấu đáng sợ.
Inception
Inception là bộ phim làm nên tên tuổi lừng danh của Christopher Nolan. Inception kể về câu chuyện của Cobb – một kẻ chuyên đánh cắp bí mật của người khác bằng cách xâm nhập vào tâm trí họ thông qua những giấc mơ cùng với Ariadne, một sinh viên kiến trúc, họ có nhiệm vụ thiết kế mê cung thế giới trong mơ của Richard Fischer – người thừa kế một đế chế kinh doanh, nhằm cấy ghép một ý tưởng mới làm thay đổi tâm trí của Fischer.

Kiến trúc và cảnh quan đô thị của Inception phá vỡ những quy tắc của trọng lực và thực tế hữu hình. Chúng tuân theo những chuẩn mực phụ thuộc của người kiến tạo ra nó, trong giấc mơ và vô thức.

Blade Runner 2049
Phiên bản gốc của Blade Runner năm 1982 là một trong những bộ phim tiêu biểu nhất khi nói về mối quan hệ giữa làm phim và cảnh quan đô thị. Một khu đô thị hư cấu của San Diego và Los Angeles được mô tả với những tòa nhà chọc trời, ô tô bay, những màn hình và ánh sáng phong phú.

Đạo diễn Denis Villeneuve mô phỏng cảnh quan đô thị trong Blade Runner 2049 một cách tinh tế nhờ có các công nghệ làm phim tiên tiến. Không giống như Robot, Blade runner 2049 là một bức tranh miêu tả về một thế giới công nghệ “phản địa đàng”.

Star Wars

Star Wars được nhắc đến là một trong những bom tấn lớn nhất của lịch sử điện ảnh chính nhờ kiến trúc đậm chất công nghệ tương lai. Thế giới trong phim được mô phỏng từ kiến trúc của những tòa nhà đến cảnh quan đô thị trên khắp thiên hà. Một bộ phim viễn tưởng sống động, hoành tráng, thỏa mãn trí tưởng tượng, khám phá của con người.

Việc đưa các yếu tố kiến trúc không gian, cảnh quan vào các bộ phim viễn tưởng đã mở ra chân trời tri thức mới cho khán giả tìm hiểu về các lĩnh vực của đời sống, tiếp cận những nền văn hóa của những vùng miền khác nhau.