Di sản Văn hóa Phi vật thể (Ma’s Chair) trong Thiết kế Kiến trúc Linpan
Công trình kiến trúc văn hóa được thực hiện bởi:
Kiến trúc sư: David Architectural Design
Năm hoàn thành: 2021
Nhiếp ảnh gia: Weibing Liu

“Bamboo Linpan” là vùng dân cư nông nghiệp truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm trên mảnh đất đồng bằng phía tây Tứ Xuyên. Người dân khu nông thôn “Linpan” nơi đây nổi tiếng với việc trồng và sử dụng loại cây truyển thống đó là tre, họ coi nó như biểu tượng cho bản chất của cuộc sống. Một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Linpan – ‘Ghế Qingcheng Ma’ – hay còn được gọi với cái tên ghế tre thủ công của gia đình họ Mã, với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và tác động của các nền văn hóa ngoại lai, di sản văn hóa phi vật thể này đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, và việc cứu lấy nghề dân gian truyền thống này của “Linpan” là một điều cấp thiết. Kiến trúc sư Liu Weibing, cùng với các thành viên Wu Weizhong và Deng Liang của Chengdu Minjian, đã thành lập Xưởng Qingcheng Ma được xây dựng hoàn toàn bằng tre thủ công. Đây được xem là một nỗ lực nhằm thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa bảo tồn di sản, nâng cao đời sống ở làng cổ với văn hóa phi di sản.


Dự án nằm trong khu nông thôn “Linpan” của gia đình họ Mã ở ngôi làng Mangcheng yên tĩnh dưới chân Dãy núi Qingcheng. Thiết kế dựa trên quy trình làm việc của xưởng thủ công mỹ nghệ truyền thống của gia đình Mã và một khái niệm mới được phát triển nhằm thay đổi phương thức sản xuất đơn lẻ “sống – làm việc – buôn bán” thành mô hình “sống – làm việc – trải nghiệm – tham quan – thư giãn – tiêu dùng ” đưa nơi đây trở thành một nơi có văn hóa tiêu dùng đa dạng và sáng tạo. Khu nhà xưởng được chia thành ba gian không xen kẽ theo quy trình làm ghế truyền thống của người Mã: Kho nguyên liệu tre (xếp và xử lý thô); hội thảo (làm và trải nghiệm); và quán trà (nghỉ ngơi và uống trà).


Các nhà thiết kế đã đặt ra câu hỏi “Làm thế nào Linpan tồn tại trong thời đại ngày nay?” Câu trả lời là tất cả các tòa nhà sẽ được cải tạo và xây dựng bằng tre địa phương. Vật liệu tre được chọn từ dãy núi Qingcheng, được trồng ở độ cao 1000m so với mực nước biển. Tòa nhà do Ma Zehong và gia đình, những người thợ thủ công di sản văn hóa phi vật thể của làng, làm hoàn toàn thủ công, là một ví dụ điển hình về tính bền vững của kiến trúc sinh thái đương đại.


Bên cạnh ngã ba đường vào Linpan của gia đình Mã, là một phòng nhỏ dùng để lưu trữ vật liệu tre. Bằng cách xếp lớp và đan xen các tấm lưới tre, các nhà thiết kế đã tạo cho ngôi nhà tre nhỏ một cảm giác về sự sáng tạo thủ công mang nhịp điệu và hơi thở truyền thống. Trong khu rừng cách xưởng hơn 10 mét có một quán trà với ánh đèn lung linh được xây dựng theo phong cách tối giản, sử dụng tre dưới dạng bức bình phong truyền thống, hòa hợp với khung cảnh rừng và được thực hiện với một kinh phí rất hạn chế.


Cấu trúc của Xưởng sản xuất ghế của Qingcheng Ma được làm từ các cọc tre có đường kính khác nhau, được đẽo và ghép lại với nhau. Tùy thuộc vào chức năng của tòa nhà mà việc lợp mái cũng khác nhau: xưởng chế biến tre và phòng trà được lợp bằng các tấm tre, trong khi nhà triển lãm được che bằng các tấm polyester bán mờ. Xưởng ghế của Qingcheng Ma thể hiện thái độ sống ‘hợp nhất giữa trời và người’ giữa cuộc sống nơi đất trời phía tây Linpan Tứ Xuyên. Nơi đây với luồng không khí trong lành, sự chuyển động chậm rãi của ánh sáng và bóng tối như ám chỉ ý tưởng “sống ở vùng nông thôn bất tử”.
